Chèo với Covid-19

SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VÀ TƯ TƯỞNG VĂN HÓA CỦA TRUNG TÂM DƯỠNG LÃO AN THÁI

Thứ hai - 26/08/2019 14:23
1. Sự cần thiết đầu tưKinh tế xã hội phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe ngày càng được Đảng, Nhà nước và xã hội quan tâm, tuổi thọ trung bình ngày càng cao vì vậy số người già trong xã hội ngày càng nhiều. Dân số của thành thị vẫn đang có xu hướng tăng nhưng tăng cả về số người trẻ và người già trong khi đó thì ở các vùng nông thôn mức độ già hoá tăng cao hơn trong những năm gần đây do số người trẻ đang được thu hút đi đi lao động tại thành thị và các khu công nghiệp.
Trong 50 năm qua, tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới đã tăng thêm được 21 tuổi (từ 48 lên 69 tuổi). Thống kê mới nhất của Tổ chức WHO cũng ghi nhận: Việt Nam nằm trong số những quốc gia đạt được tiến bộ đáng kể trong việc gia tăng tuổi thọ trung bình, kể từ năm 1990, thông qua các chương trình chăm sóc sức khỏe, việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng nói chung và người cao tuổi nói riêng khá thành công. Theo thống kê của Tổ chức WHO, tuổi thọ trung bình của phụ nữ Việt Nam là 75 tuổi, so với 72 tuổi năm 2000 và 68 tuổi của năm 1990. Tương tự, tuổi thọ trung bình của đàn ông Việt Nam cũng tăng từ 64, 68 lên 70 năm. Cũng theo thống kê của Tổ chức WHO, tuổi thọ trung bình cho cả hai giới ở Việt Nam tăng từ 66 tuổi năm 1990 lên 70 tuổi năm 2000 và hiện nay là 72 tuổi( đứng thứ 4 ở Đông Nam Á, đứng thứ 20 ở châu Á và đứng thứ 83 trên thế giới ) nhưng có tới 95% người trên 60 tuổi có bệnh tật, trong đó khoảng 55% người mắc các bệnh mạn tính như tiểu đường, tim mạch, huyết áp; số cụ bà cô đơn đông hơn gấp 5 lần cụ ông... Đó là những vấn đề đáng quan tâm trong khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam đang tăng nhanh.
Số cụ trên 100 tuổi tăng từ 3.000 cụ năm 1999 lên 7.200 cụ năm 2009. Tuổi thọ bình quân tăng, số lượng người cao tuổi (NCT) tăng là biểu hiện đáng mừng, cho thấy Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn trong việc cải thiện đáng kể về y tế, dinh dưỡng và phát triển kinh tế - xã hội, đời sống vật chất của người dân được nâng cao. 
Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân số với sự tăng tốc khá nhanh, hiện nay cừ khoảng 11 người dân đã có 1 người cao tuổi, dự báo đến năm 2030 thì sẽ ở mức 6 người dân sẽ có 1 người cao tuổi.
Tại các nước có nền kinh tế phát triển, đặc biệt là ở Châu Âu, châu Mỹ, châu Úc…, dân số già đi sẽ gia tăng nhu cầu về các dịch vụ chăm sóc cho người già, nếu như ở phương Đông, theo truyền thống, cha mẹ khi tuổi cao sức yếu sẽ được con cái phụng dưỡng tại nhà, thì ở phương Tây, những người cao niên được đưa vào sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc người cao tuổi.
Tại Hoa Kỳ, Viện Dưỡng lão là một cơ quan dịch vụ (dịch vụ tư nhân hoặc dịch vụ công) mang tính phúc lợi và an sinh xã hội, Những nơi này dành cho những người cao niên già yếu, không thể tự chăm sóc chính mình được nữa, người già có thể đến các cơ sở dưỡng lão.Trong viện dưỡng lão, họ được chăm sóc về y tế với chế độ dinh dưỡng đặc biệt mỗi ngày. Tùy tình trạng sức khỏe, bệnh lý mà họ được phân thành những khu riêng biệt. Ví dụ như khu dành cho người có sức khỏe khá, khu người già yếu, hay khu cho người có sức khỏe tâm thần kém... và được các điều dưỡng viên túc trực chăm sóc.
Ở Trung Quốc, năm 1965, đã có viện dưỡng lão dành cho công nhân về hưu. Các công xã cũng có khu dưỡng lão cho người già nông thôn và viện dưỡng lão là nơi nghỉ ngơi tự nguyện, có sự hỗ trợ của nhà nước. 
Ở Việt Nam việc phát triển các trung tâm dưỡng lão còn hạn chế, tại các nhà dưỡng lão, đa phần người ta gửi bố mẹ vào các trung tâm vì các cụ mắc bệnh về thần kinh, gia đình khó quản lý và theo phản ánh thì tại Việt Nam chưa có nhà dưỡng lão thực thụ, viện dưỡng lão ở Việt Nam dường như còn là một điều khá mới lạ, do quan niệm của người phương đông: ″Trẻ cậy cha, già cậy con” Những người được gửi vào trung tâm thường có hoàn cảnh khác nhau như: neo đơn, con cái bận làm ăn không có thời gian chăm sóc, muốn có một nơi yên tĩnh dưỡng già...Ông Đặng Vũ Cảnh Linh - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển đã có nghiên cứu sâu về các mô hình chăm sóc người cao tuổi ở Việt Nam cho biết: “Nhu cầu đích thực của người cao tuổi (NCT) là sau khi đã nghỉ hưu sẽ có thời gian, tâm sức để làm việc mình thích, điều mà xưa nay vì miếng cơm manh áo, vì đóng góp cho xã hội, họ chưa có cơ hội thực hiện. Nghỉ ngơi nghĩa là có cơ hội để phát triển cái tôi của mình, được làm việc mình yêu thích chứ không phải ngồi chơi xơi nước, chờ được phục vụ, được báo hiếu, được dưỡng già”.
Chúng tôi cho rằng, nhà dưỡng lão phải là nơi các cụ được sống tập thể, còn minh mẫn, vẫn tham gia công việc khác nhau. Sớm dậy họ tập thể dục, về ăn sáng, ngồi đọc báo, đi bộ, chơi thể thao. Sau đó, các cụ kéo nhau đi làm công tác xã hội: Xuống nhà trẻ, trại mồ côi, chia sẻ với các cháu sự thiếu hụt tình cảm… Nhà dưỡng lão phải là nơi dưỡng tuổi già, phòng tránh bệnh cho họ, tạo đời sống vui vẻ để họ kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, viện dưỡng lão cũng là mái nhà chung nơi người già có thể gặp gỡ và sinh hoạt cùng với những người đồng thế hệ để giảm đi nỗi cô đơn vào tuổi xế chiều.
Ngoài việc cho người già uống thuốc khi học có bệnh cần điều trị bệnh ngoại trú theo đơn hoặc thuốc bổ mỗi ngày, các điều dưỡng viên còn giúp đỡ họ trong vấn đề vệ sinh cá nhân. Mọi việc khác như giặt giũ quần áo, ra giường, ăn uống, vui chơi giải trí... cũng đều có các nhân viên lo liệu. Ngoài chế độ chăm sóc chuyên nghiệp, cơ sở vật chất cũng rất tốt. Các cụ ông, cụ bà được ở trong những căn phòng riêng tươm tất, đầy đủ các tiện nghi cơ bản như giường nệm, bàn ghế, tivi, tủ lạnh. Họ có những không gian sinh hoạt chung như phòng tiếp khách, nhà cầu nguyện, nhà ăn, phòng giải trí... Hàng ngày, mỗi người đều có thời khóa biểu sinh hoạt riêng như đi bộ ngoài trời, dự buổi lễ cầu nguyện.
Ngoài ra, Trung tâm Dưỡng lão còn là một nơi để các cụ có thể bầu bạn với nhau, được chăm sóc y tế, được hỗ trợ về tinh thần. Văn hoá ứng xử với người già ngày càng đòi hỏi ở mức cao hơn khi dân trí xã hội ngày một tăng. Xã hội và gia đình luôn nhận thức được rằng người già cũng cần được đầu tư nuôi dưỡng, nghỉ dưỡng đầy đủ để kéo dài tuổi thọ để mang lại nguồn động viên tinh thần cho con cháu và xã hội. 
Hiện nay, cùng với xu thế phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, Việt Nam cũng đã có những Trung tâm dưỡng lão chất lượng cao, ở đó người cao tuổi được chăm sóc khá tốt về nhiều mặt. Ngày càng có nhiều cụ già có nhu cầu được sống trong trung tâm dưỡng lão, để được bác sỹ thường xuyên kiểm tra và theo dõi sức khỏe, hàng ngày được sử dụng chế độ ăn hợp lý theo tuổi tác và sống trong một môi trường cộng đồng bằng hữu để sẻ chia những ưu tư phiền muộn trong cuộc sống và để con cháu được an tâm làm viêc nơi công sở, đặc biệt là những người cao tuổi đã mất một nửa kia của cuộc đời thì nhu cầu này lại càng gia tăng. Sống ở trung tâm, các cụ được chăm sóc tận tình chu đáo. 
Người già bao giờ cũng muốn sống cùng con cháu, ở nơi chôn rau cắt rốn của mình, nhưng trong cuộc sống hiện đại, cháu thì đi học bán trú, học thêm; con đi làm cả ngày, gặp nhau cũng khó, bên cạnh đó một phần do sức ép của nền kinh tế thị trường, ngày càng có nhiều người già muốn đến sống tại Trung tâm dưỡng lão, họ không muốn lệ thuộc vào con cái, các cụ vào trung tâm sẽ có bầu có bạn và được chăm sóc tốt hơn, theo hình thức tự nguyện đóng góp kinh phí, đây cũng là vấn đề mới nảy sinh mà các Trung tâm bảo trợ xã hội công lập đang quan tâm trăn trở.
Với mức kinh phí đóng góp trung bình, các cụ sẽ được phục vụ chế độ dinh dưỡng hợp lý theo thực đơn khoa học, ăn điều trị theo bệnh lý và chế độ ăn kiêng. Hằng ngày, họ được xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, tập luyện, tắm hơi, xông hơi, ngâm chân tùy theo tình trạng sức khoẻ mỗi người, buổi chiều, các cụ được đưa đến sân tập, sinh hoạt tập thể, mỗi người một việc, người đọc báo, người thư giãn, khi có nhu cầu, mỗi người chỉ cần nhấn chuông là các y tá có mặt tại chỗ. 
Theo dự báo của Tổng cục Thống kê, Ủy ban Quốc gia Dân số Kế hoạch hóa Gia đình và Quỹ Dân số Liên Hợp quốc, trong 20 năm tới, dân số Việt nam sẽ già hóa với tỷ lệ người già chiếm 17% dân số (khoảng 16,5 triệu người). Hiện tại, cả nước có khoảng 800.000 người già có nhu cầu được chăm sóc, nhưng thực tế, số nhà dưỡng lão chưa nhiều (1 - 3 trung tâm/ tỉnh). Những con số trên cho thấy mô hình nhà dưỡng lão do nhà nước bảo trợ sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu xã hội trong hiện tại và tương lai, nhất là đối với những người có thu nhập khá trở lên. Nhà dưỡng lão tư nhân đang là một cơ hội còn bỏ ngỏ cho những ai muốn đầu tư và có tâm với nghề.
Thái Bình là tỉnh có mật độ dân số cao đồng thời lại có tình trạng già hóa dân số lớn nhất toàn quốc. Hiện nay Thái Bình có 280.156  người cao tuổi. Tuy chưa có những thống kê đầy đủ về số lượng nhưng rõ ràng tỷ lệ người cao tuổi xa con cái, cần có sự chăm sóc nuôi dưỡng từ các cơ sở nuôi dưỡng, nghỉ dưỡng là rất lớn và ngày một tăng.
Thực trạng cơ sở dưỡng lão ở Thái Bình hiện nay còn rất ít. Mới chỉ có 01 nhà dưỡng lão công lập đang trong thời kỳ đầu tư xây dựng và tăng cường cung cấp trang thiết bị, mới có khả năng thu nhận khoảng 15-20 người cao tuổi tại Trung tâm, như vậy là quá ít, không đáp ứng nhu cầu xã hội.
Hưởng ứng chủ trương Xã hội hóa công tác Y tế - Giáo dục và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của Đảng, Nhà nước Qua khảo sát tình hình thực tế về công tác nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi. 
2- Nền tảng tư tưởng văn hóa
Từ những thực tế trên, chúng tôi hình thành ý tưởng xây dựng một Trung tâm chăm sóc người cao tuổi chất lượng cao theo tiêu chuẩn Quốc tế, có quy mô trên 300 giường với tên gọi: “Trung tâm Dưỡng lão An Thái”
Với mong muốn mang cả tấm lòng đem lại muôn vàn niềm hạnh phúc cho lớp tuổi vàng của một xã hội văn minh, hiện đại, “hướng” người cao tuổi (NCT) vào cuộc sống khỏe về thể chất lẫn tinh thần. 
Với tư tưởng từ bi, hỷ xả là tư tưởng đang được cộng đồng ủng hộ và sẽ thu hút được sự tham gia của đông đảo các gia đình mong muốn đóng góp công sức, tiền của vào chăm sóc người già trong xã hội ngày càng văn minh, hiện đại. 
Xây dựng nền tảng tư tưởng văn hóa của Trung tâm, để người đóng góp cũng như người được chăm sóc đều tự cảm nhận được sự từ bi, hỷ xả đang hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày của họ. 
Do đó Trung tâm Dưỡng lão An Thái được xây dựng và phát triển đảm bảo nơi đây sẽ trở thành Ngôi nhà liên thế hệ Phụng dưỡng Lão khoa An Thái với nền tảng tư tưởng văn hóa:
“Trọn nghĩa yêu thương
Nhà nhà hạnh phúc”
Thành lập trung tâm chăm sóc người cao tuổi mang tên “Trung tâm Dưỡng lão An Thái” chúng tôi mong muốn rằng sẽ được mang các thành tựu, phương tiện hỗ trợ nuôi dưỡng, nghỉ dưỡng ngày càng có hiệu quả để phục hồi sức khoẻ cho người bệnh. Đảm bảo người già yếu cũng cần được bình đẳng trong đối xử chăm sóc sau khi họ đã hoàn thành thời kỳ cống hiến cho xã hội và gia đình, muốn xoá bỏ cái quan niệm cũ “Người Việt Nam vẫn thường cho rằng, chỉ có người cô đơn, không nơi nương tựa, bị con cái hắt hủi mới phải vào Trung tâm dưỡng lão".
3. Những căn cứ pháp lý để lập dự án
- Luật Người cao tuổi ngày 28 tháng 04 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Người cao tuổi.
- Luật Bảo vệ và Chăm sóc sức khoẻ nhân dân ngày 28 tháng 04 năm 2000 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;
- Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/04/2005 về đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động giáo dục, y tế, văn hóa và thể dục thể thao.
- Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội.
- Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động.
- Thông tư số 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 của Bộ Y tế hướng dẫn thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi.
- Thông tư số 04/TT-BLDDTBXH ngày 25/2/2011 của Bộ Lao động TB&XH quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội ; 
- Một số văn bản của Tỉnh uỷ, Hội đồng nhân dân tỉnh, UBND tỉnh Thái Bình về chăm sóc phát huy vai trò người cao tuổi .
- Kế hoạch số 64/KH-UBND ngày 08/11/2013 của UBND tỉnh phê duyệt về Chăm sóc và phát huy vai trò của người cao tuổi tỉnh Thái Bình thực hiện chương trình hành động Quốc gia về người cao tuổi Việt Nam giai đoạn 2013-2020.
- Thông tư số 33/2017/TT-BLĐTB&XH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ;
- Căn cứ Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
-  Căn cứ Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;
- Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc Hội thông qua ngày 18/06/2014;
- Căn cứ Nghị định số 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
- Căn cứ Nghị định số 42/2017 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư.
- Căn cứ Nghị định số 46/2015/NĐ-CP của Chính phủ ký ngày 12 tháng 05 năm 2015 về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
- Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách bảo trợ xã hội.
- Nghị định 6 của Chính phủ số 6-CP ngày 29-01-1994 về cụ thể hóa một số điều trong pháp lệnh hành nghề y, dược tư nhân;
- Thông tư số 16 của Bộ y tế/2000/TT-BYT ngày 18 tháng 9 năm 2000 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, phạm vi hoạt động chuyên môn, hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền thành lập cơ sở khám chữa bệnh bán công
- Nghị định 10 của Chính phủ số 103/2003/NĐ-CP ngày 12 tháng 9 năm 2003, quy định chi tiết thi hành một số điều của pháp lệnh Hành nghề y, dược tư nhân.
- Thông tư số 01 của Bộ y tế số 01/2004/TT-BYT ngày 06 tháng 01 năm 2004 hướng dẫn về hành nghề y, dược tư nhân
- Căn cứ nghị định số 172/2004/NĐCP ngày 29 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định về tổ chức y tế địa phương.

Tác giả bài viết: Trung tâm dưỡng lão An Thái

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây